A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế tuần hoàn – Giải pháp quan trọng để thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Phát triển kinh tế tuần hoàn là lĩnh vực rất mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng những thành quả ban đầu của các loại hình kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện trên một số lĩnh vực như: tái chế, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp, kinh tế chia sẻ và mang lại hiệu quả tốt cho kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

 

TS Phạm Tú Tài, Th.s Đàm Thị Thanh Thủy

Khoa Kinh tế chính trị - Học viện chính trị khu vực I

Tóm tắt: Kinh tế tuần hoàn được cộng đồng quốc tế đánh giá là cách tiếp cận phù hợp và thực tiễn để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng trên toàn thế giới vì nó giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đi đôi với bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên cho sự thịnh vượng của nền kinh tế và doanh nghiệp. Vì vậy, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Phát triển kinh tế tuần hoàn là lĩnh vực rất mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng những thành quả ban đầu của các loại hình kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện trên một số lĩnh vực như: tái chế, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp, kinh tế chia sẻ và mang lại hiệu quả tốt cho kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

 I. Kinh tế tuần hoàn đối với phát triển bền vững

1. Quan niệm về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

*Kinh tê tuần hoàn

Thuật ngữ nền kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được sử dụng trong một mô hình kinh tế của Pearce & Turner (1990), dựa trên nguyên tắc ''mọi thứ là đầu vào cho mọi thứ khác''; từ cái nhìn tiêu cực về hệ thống kinh tế tuyến tính truyền thống và đề xuất phát triển một nền kinh tế mới được đặt tên là nền kinh tế tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn như một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo (Ellen MacArthur Foundation (2013a), trong đó giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và việc tạo ra chất thải được giảm thiểu (Ủy ban Châu Âu, 2015a).

Wikipedia (2022), kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và tái chế nhằm tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu  số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Mục đích là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản  phẩm, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Kinh tế tuần hoàn không chỉ đơn thuần về qun cht thi tn dụng cht thi, bao gm mt hệ thống với đầy đủ 5 khâu: (i) Thiết kế để hướng ti việc to ra các sn phẩm xanh, tăng khả năng sửa cha, phc hi, tái chế, tái sử dụng ca các sn phẩm, linh kiện, cu kin. Thiết kế trong kinh tế tuần hoàn không chỉ đơn thuần thiết kế sn phẩm còn tính ti cả vic thiết kế cht thi ca nó, thiết kế cho tương lai, sử dụng cht thải như một ngun tài nguyên, bo tn mở rng những gì đã có, hợp tác để to ra giá trị chung, kết hp công nghkthut s giá cả cùng các cơ chế phn hi khác phi phản ánh chi phí thc; (ii) Sn xuất thông qua áp dụng các bin pháp sn xuất sạch hơn, giảm phát thải thc hin ctun hoàn các nguyên vt liu ngay trong khâu sn xut; (iii) Tiêu dùng thông qua vic cung cấp dch vụ tốt hơn, tăng cường trách nhiệm của người tiêu dùng đối với môi trường sinh thái; (iv) Qun cht thi bng vic phân loại, thu gom tại cuối vòng đời, tái chế chất thi; và (v) Tcht thi trli thành tài nguyên gm có tái chế cht thi, tái sdng tài nguyên. Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống phát triển kinh tế trên nền tảng mô hình kinh doanh theo vòng tròn khép kín.

Nền kinh tế tuần hoàn bao gồm 3 nội dung cơ bản: (i) sử dụng ít tài nguyên cơ bản hơn; (ii) duy trì giá trị cao nhất của vật liệu và sản phẩm; (iii) thay đổi mô hình sử dụng sản phẩm nhằm 3 mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội để phát triển kinh tế bền vững.

Tại Việt Nam, thuật ngữ kinh tế tuần hoàn bắt đầu được sử dụng nhiều từ năm 2016, hiện nay khái niệm về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Tại điều 142, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải.

* Phát triển bền vững

Năm 1982, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện trong tuyên bố “Chiến lược bảo tồn thế giới” của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Khái niệm phát triển bền vững được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là sự phát triển đạt được sự bền vững về sinh thái.

Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới đã mở rộng nội hàm và định nghĩa: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Cộng hòa Nam Phi đã thống nhất: Phát triển bền vững là quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam, tại mục 4 Điều 3, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường: (1) Phát triển bền vững về kinh tế là quá trình đạt được tang trưởng kinh tế ổn định, đảm bảo ổn định kinh tê vĩ mô, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường; (2) Phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo cho người dân có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường; (3) Phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì nền tảng một nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đên kinh tế và xã hội.

Ngày 25/9/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. Nghị quyết đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; (6)Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7)Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8)Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững;(15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; (16) Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và cơ sự tham gia ở các cấp; (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

2. Đóng góp kinh tế tuần hoàn trong thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích, kinh tế tuần hoàn là con đường tất yếu phải thực hiện nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.

Tác động của mô hình kinh tế tuần hoàn đến bền vững về kinh tế: 1)Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng thay vì phải mất chi phí để xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường vì kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất; 2) Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm chi phí về quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với  biến đổi khí hậu; 3) Kinh tế tuần hoàn làm nảy sinh nhiều ngành nghề, đem đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn (chẳng hạn như tân trang các mặt hàng cũ, thu thập các tài nguyên đã qua sử dụng như quần áo hoặc đồ điện tử); 4) Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng; 5) Kinh tế tuần hoàn cung cấp một góc nhìn mới về sử dụng các nguồn nguyên liệu theo hướng tiết kiệm, hiệu quả hơn, đồng thời không ngừng nhắc nhở mọi người sử dụng có hiệu quả nguồn lực như nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả thực phẩm với vòng đời dài hơn, đạt giá trị cao hơn.

Tác động của kinh tế tuần hoàn đến bền vững về mặt xã hội: 1) Kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích cho người tiêu dừng cả về kinh tế và sức khỏe; 2) Tạo cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực liên quan đến triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong các khâu và trong các ngành.

Tác động của kinh tế tuần hoàn đến bền vững về môi trường: 1)Phát triển kinh tế tuần hoàn thể hiện trách nhiệm quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; 2) Mô hình kinh tế tuần hoàn đã khuyến khích dung hòa giữa mục tiêu tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái - mục tiêu lý tưởng cho các ngành công nghiệp, các cá nhân và chính phủ; 3) Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần làm giảm khí thải carbon, vì toàn bộ mô hình kinh tế tuần hoàn xoay quanh mục tiêu không chất thải, việc quản lý nguyên vật liệu bền vững và hiệu quả, tái sử dụng, tạo ra các sản phẩm hữu ích và than thiện với môi trường.

Kinh tế tuần hoàn có thể được xem như một giải pháp đáp ứng được nhiều mục tiêu của Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

II.  Thực trạng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn của Việt Nam

1. Chủ trương, chính sách và hệ thống luật pháp về kinh tế tuần hoàn của Việt Nam

Chủ trương về phát triển kinh tế tuần hoàn đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể Nghị quyết chỉ ra: “Chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏnhững dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, than thiện với môi trường”.[1]

Khái niệm về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Sau khi kinh tế tuần hoàn đã được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Quyết định 687/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ngày 7/6/2022 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhằm triển khai, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn. Cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn được quy định tại khoản 8 điều 140 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, trong đó vai trò của công cụ thuế, phí trong thực hiện kinh tế tuần hoàn được quy định thông qua các loại hình dự án đầu tư bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý, tái chế chất thải, sản xuất năng lượng sách, năng lượng tái tạo….

Việt Nam đã có một số chính sách về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường), phát triển bền vững (Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh), các chính sách về tiết kiệm năng lượng (Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030).

Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hầu hết các hiệp định này đều có các quy định, thỏa thuận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát thải, chất thải và khí thải. Đây là tiền đề để thúc đẩy Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn.

2. Mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn ở Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn khác nhau trong nền kinh tế, dựa trên triết lý tái tạo và khôi phục. Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam chưa có được những mô hình kinh tế tuần hoàn mang đầy đủ các nội hàm, nhưng xét theo mục tiêu, nội dung đã có những mô hình hay phương thức kinh doanh mang những biểu hiện của kinh tế tuần hoàn từ khá sớm. Sau đây là một số mô hình có biểu hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bảng 1: Một số mô hình thể hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

 

 

Tên ngành

Biểu hiện áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp

-Mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng), Mô hình VACB (Vườn-Ao-Chuông-Bioga).

- Mô hình thu gom, chế biến phế phẩm của nông nghiệp: rơm, vỏ chấu, các loại vỏ cây, thân cây…

- Mô hình Bioaquatic (lúa-cá; lúa -tôm)… mục tiêu giúp thu hồi khí thải, tận dụng thức ăn, dinh dưỡng

- Mô hình trồng lúa-trồng nấm-sản xuất phân hữu cơ- trồng cây ăn quả

- Mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm

2

Khai khoáng

Hoạt động khai khoáng được thiết kế để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

- Sáng kiến giảm xả thải ra thiên nhiên do VCCI khởi xướng

- Làm ống hút từ cỏ, gạo để thay thế cho ống hút nhựa nhằm mục tiêu giảm phát thải nhựa

- Mô hình sản xuất sạch hơn

- Xây dựng “khu công nghiệp sinh thái” (KCN Nam Cầu Kiền tại Thủy Nguyên, Hải Phòng)

- Hình thành một số làng nghề tái chế (giấy, nhựa, kim loại)

- Sáng kiến tái chế nắp chai bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang

- Phát triển công nghệ chế biến một số sản phẩm (trước đây là phế phẩm) như viên nén gỗ….

4

Cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải

Thí điểm và triển khai hoạt động phân loại rác tại nguồn nhằm mục tiêu tái chế và xử lý rác thải

Xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn nhờ các chế phẩm sinh học

5

Xây dựng

Tận dụng, tái sử dụng chất thải, tái sử dụng làm vật liệu san lấp công trình

6

Năng lượng

Điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối

Hình thành cơ sở phát điện từ rác

Xây dựng các hầm bioga nhằm xử lý chất thải và cung cấp năng lượng

 

* Những hạn chế tồn tại trong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Các mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chỉ mới ở bước đi ban đầu chưa trở thành phổ biến do hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn chưa hoàn thiện, chưa có tư duy hệ thống về kinh tế tuần hoàn. Khung chính sách về mô hình kinh tế tuần hoàn còn chưa hoàn thiện, còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn như: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng; Các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; Chính sách khuyến khích ưu đãi cho kinh tế tuần hoàn chưa rõ ràng và chưa đủ sức khuyến khích kinh tế tuần hoàn phát triển.

Nhận thức về kinh tế tuần hoàn và việc cần thiết phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của các chủ thể (chính quyền, doanh nghiệp, người tiêu dùng) còn nhiều hạn chế.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và người dân trong chấp hành các quy định pháp luật về môi trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng còn hạn chế. Khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích và trách nhiệm trong áp dụng các giải pháp của kinh tế tuần hoàn còn hạn chế do áp lực của chi phí áp dụng các giải pháp kỹ thuật của kinh tế tuần hoàn, cũng như sự lỏng lẻo trong việc thực thi pháp luật trên lĩnh vực ô nhiễm môi trường làm cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn chưa trở thành một tất yếu khách quan đối với doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về khoa học công nghệ, tài chính và nhân lực, nên đã cản trở trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chưa có cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế tuần hoàn hữu hiệu, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

III. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn trong cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội. Triết lý về kinh tế tuần hoàn cần được triển khai trong tất cả các lĩnh vực. Phát triển kinh tế tuần hoàn là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả quốc gia trong hội nhập quốc tế. Nhà nước tổ chức nghiên cứu, chọn lọc các mô hình kinh tế tuần hoàn, các công nghệ sử dụng trong kinh tế tuần hoàn để tuyên truyền, giới thiệu, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất. Những mô hình ứng dụng thành công cần được tôn vinh, nhân rộng.

- Xây dựng lồng ghép việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương.

- Để tiếp tục phát triển kinh tế tuần hoàn, Nhà nước cần có chủ trương rõ ràng, hoàn thiện môi trường pháp luật (Rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý) và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ để kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẻ hơn trong thời gian tới. Ưu tiên xây dựng hệ thống danh muc phân loại xanh phù hợp với hệ thống phân ngành và theo thông lệ quốc tế. Nhà nước cần quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại; sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong hoạt động thu gom và tiêu thụ rác tái chế; ứng dụng công nghệ để tiết giảm nguyên liệu, năng lượng; sản xuất sạch, thân thiện với môi trường

Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn giúp: giảm thiểu ô nhiễm, giảm nguyên liệu; bảo tồn và tái tạo tài nguyên; nâng cao hiệu quả cạnh tranh; tạo các thị trường mới; tạo việc làm mới; gia tang các giá trị xã hội. Phát triển kinh tế tuần hoàn cần được thực hiện khẩn trương, thực chất và hiệu quả. Phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động sáng tạo của tất cả các chủ thể.

Tài liệu tham khảo:

1.Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. H.2021

2. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Lý luận chính trị

3. Vũ Thị Uyên, Nguyễn Phương Mai. Mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

https://isponre.gov.vn/vi/news/doi-thoai/mo-hinh-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-tren-the-gioi-va-bai-hoc-cho-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-2273.html

4.https://ictvietnam.vn/thuc-day-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-19381.html

5.https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/thong-tin-chuyen-de/kinh-te-tuan-hoan-xu-huong-the-gioi-va-dinh-huong-phat-trien-o-viet-nam.html

6.https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825071/kinh-te-tuan-hoan-huong-toi-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam.aspx

Họ và tên tác giả: Đàm Thị Thanh Thủy

Điện thoại: 0989581334

Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế chính trị - Học viện chính trị khu vực I

Mã số thuế thu nhập cá nhân: 8033491132

Số CCCD:019170000043 Ngày cấp: 4/8/2022 Nơi cấp: Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Số TK: 16010000113889 tại Ngân TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

 

[1] Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, T.116,117